Cách Viết CV Ấn Tượng Cho Người Chưa Có Kinh Nghiệm

post

Bạn chưa có kinh nghiệm làm việc? Tìm hiểu cách viết CV ấn tượng, làm nổi bật kỹ năng và tiềm năng của bạn để thu hút nhà tuyển dụng.

I. CV là gì? Hiểu đúng về CV

CV là bản sơ yếu lý lịch, viết tắt của cụm từ "Curriculum Vitae", tóm tắt những thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và các thành tích của bạn đến nhà tuyển dụng. Một CV ấn tượng có thể giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác, mở ra cơ hội phỏng vấn và việc làm.

Tuy nhiên, CV không chỉ đơn thuần là một danh sách liệt kê thông tin cá nhân mà còn là cơ hội để bạn thể hiện bản thân bằng kỹ năng và kinh nghiệm của mình. Đối với người chưa có nhiều kinh nghiệm hay sinh viên mới ra trường, sẽ dễ dàng mắc phải những sai lầm phổ biến khi viết CV như sử dụng ngôn ngữ thiếu chuyên nghiệp, bố cục lộn xộn, hoặc bỏ qua những thông tin đắt giá. Điều này có thể khiến bạn mất điểm ngay từ cái nhìn đầu tiên khi ứng tuyển.

Vậy đối với người thiếu kinh nghiệm làm việc, cần viết gì trong CV để giữ chân nhà tuyển dụng chỉ trong vài giây ngắn ngủi? Theo dõi phần tiếp theo để được hướng dẫn chi tiết cách viết CV chinh phục nhà tuyển dụng cho người thiếu kinh nghiệm.

II. Nội dung cần có của một CV ấn tượng

Một CV ấn tượng cần có nội dung, cấu trúc rõ ràng và hợp lý để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Thông tin nên được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng sàng lọc, đánh giá CV của bạn theo tiêu chí tuyển dụng. Hơn nữa, sự rõ ràng trong nội dung còn thể hiện tư duy logic, sự chuyên nghiệp và chỉn chu trong cách bạn giới thiệu bản thân. Dưới đây là nội dung điển hình của CV thường thấy, bao gồm các phần:

  • Thông tin cá nhân: Tên, tuổi, thông tin liên hệ (số điện thoại, địa chỉ email, nơi ở).
  • Vị trí ứng tuyển: Vị trí ứng tuyển tương thích với vị trí doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng.
  • Mục tiêu nghề nghiệp: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để phát triển sự nghiệp, cũng như vị trí ứng tuyển tại công ty.
  • Trình độ học vấn: Tên trường, chuyên ngành, bằng cấp, thành tích học tập, chứng chỉ liên quan...
  • Kỹ năng: Nêu kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm nổi trội.
  • Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê tên công ty, vị trí, thời gian làm việc, mô tả cụ thể công việc đảm nhiệm và thành tích đạt được.

III. Hướng dẫn cụ thể cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm

1. Giới thiệu bản thân

Phần giới thiệu bản thân là bước khởi đầu quan trọng như một lời chào trong CV. Bạn nên ghi cụ thể họ và tên, năm sinh, thông tin liên lạc như số điện thoại và địa chỉ email. Tiếp theo, hãy thêm một câu mô tả ngắn gọn về bản thân, sở thích hoặc lĩnh vực bạn quan tâm. Điều này không chỉ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về bạn mà còn thể hiện rõ ràng định hướng nghề nghiệp của bạn. Nếu có thể, bạn nên có thêm một bức ảnh đại diện rõ mặt, sáng sủa với phong cách chuyên nghiệp và lịch sự để giúp nhà tuyển dụng ghi nhớ tốt hơn.

Hình chân dung trong CV ứng tuyển. Nguồn: weddingbook

2. Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp cần được viết rõ ràng và cụ thể mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, thể hiện được mong muốn và định hướng của bạn trong công việc tương lai. Bạn nên nêu rõ vị trí bạn đang ứng tuyển và lý do bạn muốn làm việc trong lĩnh vực đó. Một mục tiêu nghề nghiệp được viết tốt không chỉ thể hiện sự nghiêm túc mà còn cho thấy bạn đã tìm hiểu về công ty và những gì họ đang cần.

Đáng chú ý đối với các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm cần tránh những mục tiêu "kiếm tiền" khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số gợi ý về mục tiêu nghề nghiệp bạn có thể tham khảo:

  • Trở thành chuyên viên nhân sự cấp cao tại công ty trong 2 năm tới...
  • Phát triển kỹ năng thiết kế và làm việc trong môi trường năng động...
  • Phát triển trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tại công ty...
  • Nâng cao khả năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng giảng dạy...

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Nguồn: toponseek

3. Trình độ học vấn

Trong phần này, bạn nên liệt kê tên trường, chuyên ngành, các chứng chỉ liên quan, xếp loại tốt nghiệp, điểm GPA một cách rõ ràng. Trình độ học vấn cũng cho thấy bạn có nền tảng kiến thức và năng lực phù hợp theo nhu cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc thì các thành tích nổi bật như học bổng, giải thưởng hay các khóa học liên quan sẽ là điểm sáng trong CV của bạn. Do đó, bạn có thể liệt kê trình độ học vấn theo gợi ý như sau:

  • Tên trường, chuyên ngành
  • Xếp loại tốt nghiệp, điểm GPA
  • Chứng chỉ ngoại ngữ, chuyên môn
  • Giải thưởng, khóa học

4. Kỹ năng

Bên cạnh kinh nghiệm thì các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá ứng viên tiềm năng của nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn cần liệt kê các kỹ năng nổi bật để tăng sức thuyết phục cho CV của mình.

Bên cạnh kinh nghiệm thì các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá ứng viên tiềm năng của nhà tuyển dụng. Nguồn: vieclam123.vn

Nếu như bạn là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kỹ năng chuyên môn thì cách tốt nhất nên tận dụng những kiến thức, kỹ năng tích lũy được trong quá trình học tập. Chẳng hạn như với chuyên ngành Marketing, thì kỹ năng viết, quay dựng video, thiết kế... sẽ là một điểm cộng lớn cho CV của bạn.

Đối với kỹ năng mềm, bạn có thể liệt kê những thế mạnh nổi trôi của mình như kỹ năng phản biện, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, ứng dụng AI... Để nổi bật hơn, bạn có thể đưa ra ví dụ cụ thể về cách bạn đã áp dụng những kỹ năng này trong các tình huống thực tế, như trong các dự án học tập hoặc hoạt động ngoại khóa.

5. Kinh nghiệm

Có thể nói phần kinh nghiệm sẽ là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi đọc CV của ứng viên. Nhưng nếu trong trường hợp bạn chưa có kinh nghiệm làm việc chính thức, đừng lo lắng. Hãy liệt kê những trải nghiệm thực tập, câu lạc bộ, tình nguyện hoặc dự án học tập mà bạn đã tham gia. Bạn có thể mô tả những nhiệm vụ và trách nhiệm mà bạn đã thực hiện, cùng với những bài học bạn đã rút ra được từ những trải nghiệm đó. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy được tư duy, khả năng thích nghi và học hỏi của bạn.

Đặc biệt bạn cần lưu ý trình bày phần kinh nghiệm một cách rõ ràng, dễ hiểu để nhà tuyển dụng có thể nhanh chóng nắm bắt từ khóa và hình dung về khả năng của bạn. Đầu tiên bạn cần sắp xếp kinh nghiệm theo thứ tự thời gian, trong từng công việc bạn cần ghi rõ công ty, vị trí và công việc đã đảm nhiệm một cách trọng tâm, ngắn gọn. Một tips nhỏ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng là in đậm những từ khóa quan trọng trong nhiệm vụ bạn đã làm, điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian và dễ dàng hơn khi screen CV (sàng lọc hồ sơ ứng viên) của bạn.

IV. Lưu ý giúp CV ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng cho người chưa có kinh nghiệm

1. Hình thức trình bày CV rõ ràng, chỉn chu

Theo nhiều nghiên cứu, nhà tuyển dụng chỉ mất khoảng 6-7 giây để đọc CV ứng viên. Vì vậy, trước khi bàn về chất lượng nội dung thì hình thức của CV là "lớp áo" bạn cần trau chuốt để thu hút sự chú ý của họ. Sau đây là một số tiêu chí đánh giá hình thức trình bày CV của nhà tuyển dụng mà bạn nên lưu ý:

  • Màu sắc: Màu sắc hài hòa, sáng sủa
  • Phông chữ: Đơn giản, dễ nhìn, một số phông chữ phổ biến để viết CV như: Time New Roman, Arial, Helvetica, Geogria, Proxima Nova...
  • Bố cục: Dễ nhìn, khoa học, logic
  • Hình đại diện: Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp, rõ mặt
  • Độ dài: Khoảng 1-2 trang A4, trình bày thông tin ngắn gọn, trọng tâm
  • Ngôn từ: Sử dụng văn phong, ngôn từ lịch sự, nghiêm túc, không viết tắt hay viết sai chính tả

2. Trình bày thông tin nhà tuyển dụng cần

Trong tất cả các tiêu chí chọn lựa ứng viên, phần kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm nhất. Thế nên người ít kinh nghiệm cần nhấn mạnh phần kỹ năng và trình độ. Cho nên

trước khi viết nội dung CV, bạn cần đọc kỹ bản mô tả công việc để nắm rõ những yêu cầu của doanh nghiệp nhằm đưa những thông tin đó lên trên đầu từng phần.

Nhà tuyển dụng quan tâm nhất phần kinh nghiệm, kỹ năng và trình độ của ứng viên. Do đó, cách viết CV cho người chưa có kinh nghiệm là cần nhấn mạnh vào phần kỹ năng và trình độ. Ngoài việc liệt kê những gì mình có, bạn nên đọc kỹ mô tả công việc để biết nhà tuyển dụng đang cần gì để đưa các thông tin đó lên trên đầu CV.

3. Trung thực, không nói quá trong CV

Một lỗi thường gặp với sinh viên mới ra trường và người chưa có kinh nghiệm đó là thêm những thời gian làm việc không có thật. Nhà tuyển dụng với nhiều năm kinh nghiệm sẽ dễ dàng phát hiện những điểm bất hợp lý trong CV của bạn trong quá trình phỏng vấn. Vì thế nên tốt hơn hết bạn nên tận dụng những gì mình có, tập trung làm nổi bật những thế mạnh và tránh nhắc đến những điểm yếu trong hồ sơ.

4. Dẫn link đến hồ sơ

Tùy thuộc vào tính chất ngành nghề bạn ứng tuyển hoặc yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể cân nhắc đính kèm thêm hồ sơ trực tuyến của mình như link Facebook, LinkedIn để nhà tuyển dụng thuận tiện hiểu hơn về bạn.

V. Tham khảo mẫu CV chuyên nghiệp cho người chưa có kinh nghiệm

Để giúp bạn có thêm ý tưởng để tạo ra CV phù hợp nhất, dưới đây là một số mẫu CV chuyên nghiệp và ấn tượng cho nhiều ngành nghề khác nhau mà bạn có thể tham khảo:

 


Share This Job:

Write A Comment

    No Comments